Du Lịch Tâm Linh Côn Đảo Và Gợi Ý Lịch Trình Tham Quan

Côn Đảo nổi tiếng với những địa điểm du lịch tâm linh và linh thiêng như: nghĩa trang Hàng Dương, mộ Cô Sáu, chùa Núi Một… Cùng tìm hiểu các địa điểm du lịch tâm linh Côn Đảo và gợi ý lịch trình tham quan trong bài viết sau. 

Địa điểm du lịch tâm linh Côn Đảo nổi tiếng

Dưới đây là những địa điểm du lịch tâm linh Côn Đảo nổi tiếng và thu hút du khách hiện nay:

Nghĩa trang Hàng Dương - mộ Cô Sáu

Là nơi yên nghỉ của hơn 20.000 chiến sĩ cách mạng, trong đó có mộ nữ anh hùng Võ Thị Sáu điểm linh thiêng nổi tiếng nhất Côn Đảo. Khung giờ linh thiêng nhất được nhiều du khách lựa chọn khi viếng mộ Cô Sáu là từ 22h – 1h sáng. 

Chuẩn bị lễ vật: 

  • Hoa trắng (hoa hồng trắng hoặc cúc trắng) tượng trưng cho sự trong trắng, thanh cao của Cô Sáu.
  • Lễ mặn hoặc chay tùy tâm (hương, đèn, trái cây, bánh, nước suối).
  • Không nên mang vàng mã hay đốt nhiều giấy tiền.
Viếng mộ Cô Sáu linh thiêng

Chùa Núi Một (Vân Sơn Tự)

Là ngôi chùa duy nhất trên đảo, được xây năm 1964 và trùng tu lớn năm 2011. Chùa Núi Một tọa lạc trên sườn Núi Một, lưng tựa núi nhìn ra Vịnh Côn Sơn, phong cảnh linh thiêng và hữu tình. Chùa có tó tượng Quan Âm cao 2 m, ngoài ra còn có bàn thờ Bồ Tát Địa Tạng, tượng Tam Thế và khu tưởng niệm liệt sĩ. Tham quan chùa Núi Một du khách có thể cầu bình an, may mắn và nơi học đạo, thiền định.

Vãn cảnh chùa Núi Một ở Côn Đảo

Miếu Bà Phi Yến (An Sơn Miếu)

Đền thờ vị thứ phi trung trinh của Chúa Nguyễn Ánh được người dân tôn kính như một vị linh thần linh thiêng. Lễ hội Miếu Bà được tổ chức lễ giỗ vào ngày 17 - 18 tháng 10 Âm lịch, trở thành di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia.

Vãn cảnh An Sơn Miếu du khách sẽ được chiêm ngưỡng kiến trúc theo phong cách nhà Nguyễn, trang nghiêm, khuôn viên thoáng đãng. Thắp hương xin duyên, cầu bình an, phát tài…  tại ngôi miếu linh thiêng này. 

Miếu Bà Phi Yến là địa điểm linh thiêng

Miếu Cậu Hoàng tử Cải và Miếu Năm Cô

Đặt vé tàu cao tốc đi Côn Đảo du khách có thể ghé thăm hai địa điểm tâm linh nổi tiếng là miếu Cậu Hoàng tử Cải và miếu Năm Cô. 

  • Miếu Cậu (Hoàng tử Cải): Thờ hoàng tử con bà Phi Yến với câu chuyện bi thương, được thờ gần sân bay Cỏ Ống. Miếu được du khách thăm viếng và cầu xin sức khỏe, con cái, cầu may.
  • Miếu Năm Cô (Ngũ Hành Nương Nương): Thờ năm nữ thần Kim - Mộc - Thủy - Hỏa - Thổ, cầu làm ăn, bình an. Vị trí miếu cách trung tâm khoảng 12 km.
Miếu Cậu Hoàng Tử Cải là địa điểm tâm linh nổi tiếng

Di tích nhà tù và cầu Ma Thiên Lãnh

Các di tích Nhà tù Côn Đảo, "Chuồng Cọp", trại Phú Hải… nơi giam giữ và tra tấn hàng ngàn chiến sĩ. Tham quan nhà tù du khách sẽ được tận mắt chứng kiến cảnh tra tấn của quân giặc và lắng nghe những câu chuyện về nhà tù Côn Đảo.

Cầu Ma Thiên Lãnh là nơi tù nhân từng mở đường vượt ngục… được nhiều người tin rằng có trải nghiệm tâm linh, mặc dù không phải nơi thờ cúng chính thức. 

Di tích nhà tù Côn Đảo 

Lịch trình tham quan các địa điểm tâm linh ở Côn Đảo

Nếu du khách không có nhiều thời gian cho chuyến đi hoặc chưa biết tham quan địa điểm tâm linh nào trước ở Côn Đảo, thì có thể tham khảo lịch trình dưới đây:

  • Buổi tối: Viếng mộ Võ Thị Sáu tại Nghĩa trang Hàng Dương (19:00 - 22:00)
  • Buổi sáng: Tham quan và vãn cảnh chùa Núi Một thắp hương cầu nguyện, đi dạo ngắm cảnh trong khuôn viên chùa.
  • Buổi trưa: Di chuyển tới An Sơn Miếu thắp hương, nếu đúng dịp 17 - 18/10 Âm lịch du khách sẽ được tham dự lễ truyền thống. 
  • Buổi chiều: Ghé Miếu Cậu và Miếu Năm Cô cầu sức khỏe, may mắn và tài lộc.
  • Nếu có thời gian: Kết hợp tham quan các di tích lịch sử nổi tiếng ở Côn Đảo như: nhà tù, cầu Ma Thiên Lãnh… 

Lưu ý khi tham quan các địa điểm tâm linh ở Côn Đảo

Khi tham quan các địa điểm tâm linh ở Côn Đảo, du khách nên lưu ý như sau: 

  • Trang phục nghiêm túc, kín đáo: Nên mặc áo có tay, quần dài, váy dài qua gối. Tránh mặc đồ hở hang, áo sát nách, váy ngắn, quần rách. Mang giày dép dễ tháo khi vào miếu, chùa hoặc khu thờ cúng.
  • Giữ thái độ trang nghiêm, tôn kính: Khi dâng lễ, thắp hương, cần giữ im lặng, không cười đùa, quay phim chụp ảnh tùy tiện. Không chỉ tay, chọc ghẹo hoặc leo trèo lên các tượng thờ, bia mộ.
  • Đi nhẹ, nói khẽ và đặc biệt tại Nghĩa trang Hàng Dương vào buổi tối:  Chuẩn bị lễ vật phù hợp và không cần cúng mặn ở các chùa như: Chùa Núi Một, nên dùng lễ chay (trái cây, bánh ngọt, hoa). Ghi tên, tuổi, địa chỉ rõ ràng nếu có mong cầu.
  • Tuân theo hướng dẫn tại điểm đến: Xếp hàng, không chen lấn khi dâng hương. Không tự tiện đốt vàng mã ở nơi không được phép.
  • Giữ gìn vệ sinh và môi trường: Không vứt rác, đồ lễ thừa bừa bãi. Ưu tiên dùng túi giấy, túi vải thay vì túi nilon. Tôn trọng cảnh quan chung và không khắc, vẽ lên tượng, tường, cây cối. 
  • Tránh khấn xin mê tín dị đoan: Cầu bình an, sức khỏe, hướng thiện thay vì cầu xin những điều tiêu cực hoặc lệch lạc. Không tin vào những lời mời chào “cúng vong”, “làm lễ giải xui”… thiếu kiểm chứng.
  • Lưu ý thời điểm viếng mộ Cô Sáu: Nhiều du khách người viếng buổi tối từ 19:00 - 22:00, nên đi sớm và chuẩn bị lễ trước. Nếu đi ban ngày nên đặt lễ và thắp hương tại tượng đài nghĩa trang Hàng Dương trước. 

Xem thêm: Cách Đặt Vé Tàu Trần Đề Côn Đảo Online

Nếu bạn đang lên kế hoạch ghé thăm những địa điểm du lịch tâm linh Côn Đảo ở trên, đừng quên đặt vé tàu cao tốc Côn Đảo sớm để tránh hết vé, đặc biệt vào dịp lễ Tết. Đặc biệt là trải nghiệm ngắm cảnh biển đảo đẹp và check-in trong suốt hành trình di chuyển tới Côn Đảo.  

Tác giả: Phú Quốc Express

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây